Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Làm sao để dùng Hydro có lợi nhất?


Trích bài "Làm sao để có lợi ích từ phân tử Hydro" theo Molecular Hydrogen Foundation (MHF)

Có nhiều cách dùng khí hydro phân tử (H2), 1 bao gồm hít H2,2 truyền dung dịch muối biển giàu H2,3 nhỏ mắt dung dịch muối giàu H2,4 tắm trong nước giàu H2,5 tăng tự sản sinh H2 từ vi khuẩn đường ruột,6 dùng khí Hydro tại chỗ,7 uống viên thuốc tạo hydro,7 và đơn giản là uống nước giàu H2.8

Cách nào tốt nhất?

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Ứng dụng y khoa của khí Hydro

Trích bài "Hydro - chất khí y khoa đang nổi" theo Molecular Hydrogen Foundation (MHF)

Hydro, với vai trò như một loại khí y tế, đang phát triển bởi vì có các ứng dụng y tế ngay lập tức hỗ trợ nhiều cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại [65, 66]. Dixon và các đồng nghiệp - Loma Linda University báo cáo rằng hydro có tiềm năng để trợ giúp 8/10 ca các bệnh gây tử vong hàng đầu như Trung tâm kiểm soát bệnh dịch đã liệt kê [67].

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Các tác động sinh hóa, sinh lý và cơ chế hiệu quả của Hydro

Trích bài "Hydro - chất khí y khoa đang nổi" theo Molecular Hydrogen Foundation (MHF)

Mặc dù có nhiều nghiên cứu trong tế bào, mô, động vật, người và thậm chí thực vật đã xác nhận tác dụng của hydro trong hệ thống sinh học; cơ chế bên trong phân tử và các mục tiêu căn bản về cơ chế hoạt động chính xác của hydro vẫn chưa được nắm bắt [19].



Ban đầu hydro được cho là có các tác dụng có lợi vì hydro sẽ trung hòa có chọn lọc các gốc tự do cytotoxic hydroxyl 3]. Tuy nhiên, ngay cả khi điều này xảy ra [20], như đã thấy trong nhiều hệ thống khác nhau [3, 21, 22], nó vẫn không giải thích đầy đủ lợi ích của hydro [23]. Chẳng hạn, trong thử nghiệm giả dược mà cả bệnh nhân và bác sỹ đều không được biết về bệnh thấp khớp [24], hydro có hiệu quả kéo dài tiếp tục cải thiện các triệu chứng bệnh trong 4 tuần sau khi việc sử dụng hydro đã ngừng lại [24].

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Khí Hydro đi đâu về đâu khi vào trong cơ thể?

Trích bài "Hydro - chất khí y khoa đang nổi" theo Molecular Hydrogen Foundation (MHF)

Phân tử hydro có thể được dùng ở dạng xông (hít) [11], uống dung dịch hòa tan giàu hydro (như nước, đồ uống có hương vị, v.v.) [12], giải pháp thẩm tách (lọc máu) giàu hydro [13], truyền nước (muối) tĩnh mạch giàu hydro [14], phác đồ khu trú môi trường giàu hydro (như ngâm, tắm, kem bôi) [15], Chữa trị dùng bội áp [2], ăn uống các chất tạo hydro qua phản ứng với axit gastric trong dạ dày [15], ăn/uống carbohydrates không tiêu hóa như prebiotic để các vi khuẩn trong ruột sản xuất khí hydro [16], bơm trực tràng [17], và các phương pháp khác. [15].

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Khí Hydro, tiềm năng trị liệu 170 mẫu bệnh khác nhau trên người và động vật???

Trích bài "Hydro - chất khí y khoa đang nổi" theo Molecular Hydrogen Foundation (MHF)

Phân tử hydro (khí H2) đang có được sự chú ý đáng kể của các nhà nghiên cứu khoa học, các bác sỹ y khoa và các bác sỹ điều trị trên khắp thế giới về tiềm năng trị liệu được báo cáo trong thời gian gần đây [1].

Liệu thói quen ăn uống và lối sống của bạn có phù hợp? Hỏi "kít" biết liền

Mc Schraefel, Ph.D và Krista Scott-Dixon, Ph.D

Từ biểu tượng emoji, tới cà phê kít (poop cafes), cho đến các biểu đồ kít đang lan truyền như vi rút, chủ đề “kít” đang lây lan nhanh chóng. Nhưng với nhiều người, câu hỏi là: Liệu có nên quan tâm thực sự tới tình trạng của kít không? 
Câu trả lời là: Có! Đi ị có thể là dấu hiệu hoặc bạn đang khỏe, hoặc gợi ý một vài vấn đề sức khỏe trước khi các triệu chứng khác xuất hiện.” 

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Gốc tự do

“Người ta tin rằng sự sống bắt nguồn từ các chất hóa học căn bản được tạo ra từ các phản ứng gốc tự do mà phần lớn được kích hoạt bởi bức xạ ion hóa từ mặt trời. Nghịch lý là: cũng vẫn phản ứng tạo ra sự sống đó lại gây nên nhiều bệnh tật, sự lão hóa và cái chết.” – Tiến sỹ Alok Bharti.

Trong các bài về tiaUV, các bạn đã đọc về quá trình oxi hóa và gốc tự do như là cơ chế trung gian tạora các hậu quả về da và lão hóa. Loạt bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ những điều mình tìm hiểu được về gốc tự do, quá trình oxi hóa và chống oxi hóa. Hãy cùng bắt đầu với các nội dung căn bản nhất về gốc tự do.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Sắc tố da và tia UV

Nếu đã xem clip mặt trời nhìn thấy chúng ta như thế nào, hẳn bạn đã thấy nguy cơ gây hại tiềm ẩn của tia UV tới da của mỗi người không giống nhau. Sự khác biệt rõ nhất với màu da, những người da màu dường như có khả năng bảo vệ tốt hơn với UV so với người da sáng. Điều gì dẫn đến thực tế vậy?

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Tia UV gây hại cho da theo cách như thế nào?

Tia UV là loại bức xạ ion hóa, là dạng bức xạ có bước sóng ngắn và mang năng lượng cao và có khả năng đánh bật điện tử trong nguyên tử hoặc có thể làm đứt các liên kết hóa học trong phân tử khi tiếp xúc. Do vậy, giống như các bức xạ ion hóa khác, tia UV (bức xạ tử ngoại) là mối đe dọa với sức khỏe con người vì nó làm thay đổi sự cấu thành căn bản các nguyên tử trong tế bào, và đặc biệt hơn là tới phân tử DNA của tế bào.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Lưu ý chọn và dùng kem chống nắng

Lợi ích của kem chống nắng?


Theo Wikipedia, kem chống nắng giúp ngăn chặn u hắc tố và ung thư tế bào vảy, 2 dạng ung thư da phổ biến, trong khi có ít bằng chứng về lợi ích ngăn ngừa ung thư tế bào đáy. Một nghiên cứu năm 2013 kết luận việc dùng kem chống nắng chăm chỉ hàng ngày có thể làm chậm hoặc ngăn chặn tạm thời sự phát triển nếp nhăn và sự chùng võng da. Nghiên cứu thực hiện trên 900 người da trắng tại Úc và yêu câu 1 phần trong số họ dùng kem chống nắng phổ rộng hàng ngày trong vòng 4 năm rưỡi. Kết quả cho thấy những người đó có da đàn hồi và mượt mà hơn đáng kể những người chỉ áp dụng các thói quen cũ thường xuyên của họ.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Các biện pháp chống nắng

Một ít ánh nắng mặt trời quan trọng cho sức khỏe của bạn. Vitamin D, cần thiết để phát triển và duy trì cho xương chắc và khỏe, được sản xuất ra khi da tiếp xúc với bức xạ cực tím. Tuy nhiên, bạn chỉ cần ở dưới ánh nắng mặt trời khoảng mười phút vào hầu hết các ngày trong tuần, ngoại trừ thời gian tia cực tím đạt đỉnh, để sản xuất đủ lượng vitamin D cho một sức khỏe tốt.

Làm gì khi bị cháy nắng?


Cháy nắng có nhiều mức độ và tùy theo mức nặng nhẹ mà thời gian lành có thể từ vài ngày đến vài tuần. Cháy nắng nhiều lần làm xuất hiện sớm các nếp nhăn sâu và gia tăng rủi ro ung thư da. Một khi tổn hại về da xuất hiện thì không đảo ngược được quá trình. Đó là lý do vì sao phòng tránh tốt hơn nhiều việc chữa trị.

Các bố mẹ cho các con đi nghỉ hè hãy nhớ áp dụng các biện pháp chống nắng cho mình và các con. Nếu có lỡ bị cháy nắng do mải vui thì tham khảo các xử lý khi bị cháy nắng dưới đây.

Mặt trời thấy chúng ta như thế nào?

Như đã chia sẻ trong bài về kiến thức chống nắng, vì tia UV không nhìn hay cảm nhận được nên những tổn hại về da khi chưa có dấu hiệu rõ ràng thường khó để cảm nhận, hay hình dung trừ khi được nhìn qua ống kính UV (Ultraviolet Lens). 

Cảm ơn tác phẩm quá tuyệt của Thomas Leveritt đã cho ta thấy cái nhìn trực quan các tổn thương ẩn giấu trên da và tác dụng của kem chống nắng. Hãy cùng xem để thấy con người trông như thế nào dưới góc nhìn của mặt trời 




Kiến thức về chống nắng


Sống tại quốc gia nhiệt đới, người Việt có mức độ tiếp xúc với ánh nắng cao. Tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D nhưng quá nhiều sẽ gây cháy nắng, ko chỉ làm da rám sạm mà còn làm tăng nguy cơ ung thư da do sự tiếp xúc quá mức bức xạ cực tím (UV) từ mặt trời. Kiến thức về chống nắng sẽ giúp mình biết cách tiếp xúc ánh nắng hợp lý và vẫn đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho da. 

Nội dung này mình tìm đọc trên trang web chương trình SunSmart phòng chống ung thư da của Úc, quốc gia có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới và có mức bức xạ cực tím rất mạnh. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu sơ bộ về tia UV.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Bã nhờn, mồ hôi, độ pH da và màng axit bảo vệ da (Acid Mantle)

Theo Tiến sỹ Sinh vật học Dr. G. Todorov trên trang smartskincare.com

Bã nhờn là dầu tiết ra từ các tuyến nhờn, các ống dẫn li ti sát ngay các nang lông. Bã nhờn được tiết vào nang lông, từ đó trải ra khắp da và tóc/lông. Vai trò chính của bã nhờn là chống thấm nước cho da và lông/tóc. Tiết nhờn ít quá hay nhiều quá đều là điều không mong muốn. Quá nhờn đi kèm với da dầu và mụn. Điều này đặc biệt thường thấy ở tuổi dậy thì do mức cao hơn hooc môn sinh dục kích thích tăng sinh nhờn. Thiếu nhờn, thường thấy ở tuổi trung và cao niên, lại dẫn đến khô da và gia tăng hình thành nếp nhăn sâu. 

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Sự khác biệt giữa các định mức dinh dưỡng

Hiểu sự khác biệt giữa các định mức dinh dưỡng: Định mức khuyến nghị và định mức tối ưu

Bài viết của tác giả Tanner Gibb Technical Comm/Education Manager. Công ty Pharmanex

Bạn có phải là một trong số hàng triệu người muốn ăn lành mạnh nhưng lại thấy cuộc sống thật phũ phàng? Quá thường xuyên, việc thiếu các lựa chọn thức ăn lành mạnh với lối sống cuồng nhiệt làm cho việc ăn uống tối ưu về dinh dưỡng thật khó để đạt được.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Các phân tử quan trọng của da

Theo Tiến sỹ Sinh vật học Dr. G. Todorov trên trang smartskincare.com

Da khỏe, đàn hồi hay trông tươi trẻ phụ thuộc nhiều thứ, trong số đó có vài loại phân tử sinh học chủ chốt, cũng giống như chất lượng của ngôi nhà phụ thuộc vào chất lượng của gạch, rầm xà và bê tong. Các phân tử quan trọng nhất của da là collagen, elastin, glycosoaminoglycans và proteoglycans.

Da cấu tạo như thế nào?


Theo Tiến sỹ Sinh vật học Dr. G. Todorov trên trang smartskincare.com:

Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 15% trọng lượng toàn thân. Bề mặt da của người trưởng thành có diện tích từ 1.1-1.8 m2 (12-20 feet vuông). Về thành phần hóa học, da có khoảng 70% là nước, 25% là đạm (protein) và 2% chất béo (lipids). Phần còn lại bao gồm khoáng chất vi lượng, axit nucleic, glycosoaminoglycans, proteoglycans và nhiều chất hóa học khác.  

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

6 điều cần nhớ để giảm nguy cơ ung thư

Theo Tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam - Ruy băng tím - Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ (American Association of Cancer Research) khuyên 6 điều cần nhớ để giảm nguy cơ ung thư cho bản thân và gia đình:

Carbohydrate: Chất lượng là quan trọng

(Theo Trường đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard)

Điều quan trọng nhất khi nói đến carbohydrate (carb) là loại carb mà bạn chọn ăn bởi vì một số thực phẩm cung cấp carb có lợi cho sức khỏe hơn những thực phẩm khác. Lượng carb trong thực đơn – nhiều hay ít – lại không quan trọng bằng loại carb trong thành phần bữa ăn.

Chẳng hạn, các ngũ cốc nguyên cám hoặc chưa được chế biến kỹ như bánh mỳ từ lúa mì/lúa mạch nguyên cám, lúa mạch đen, hay hạt quinoa là các nguồn carb tốt hơn những loại chế biến nhiều như bánh mì trắng hay khoai tây chiên. (xem thêm ghi chú 1)

Tôi nên ăn những gì?


Theo Trường đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard

Bạn có thể sử dụng “Khẩu phần ăn lành mạnh” của trường y tế cộng đồng Harvard như 1 hướng dẫn về việc nên ăn những gì. Khuyến nghị đưa ra tập trung vào ăn chủ yếu là rau, quả, ngũ cốc lành mạnh (nguyên cám, chưa/ít chế biến), chất béo và đạm lành mạnh. Nước uống được khuyến nghị thay vì các thức uống có đường, và nghiên cứu cũng nêu ra các quan tâm thường thấy về khẩu phần ăn như muối và natri, vitamin, chất rượu cồn. Một điều quan trọng nữa là cần duy trì lối sống năng động và mức cân nặng lành mạnh.

Phòng bệnh

(Theo Trường đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard)

Bệnh mãn tính – bao gồm bệnh về tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, và ung thư – là một số loại bệnh thường thấy tại Mỹ, theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC). Nhưng nhiều bệnh mãn tính lại có thể ngăn ngừa được vì liên quan đến lựa chọn chế độ dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh bao gồm việc hút thuốc lá, tiêu dùng quá nhiều rượu/chất cồn và hoạt động thể chất không thỏa đáng.

Chào mừng bạn đến với trang "A" Club

Trang bao gồm các bài chia sẻ hiểu biết của những người tìm kiếm và trải nghiệm cuộc sống KHỎE, TRẺ và ĐẸP.

Các nội dung liên quan được phân thành các chủ đề sau: