Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Làm gì khi bị cháy nắng?


Cháy nắng có nhiều mức độ và tùy theo mức nặng nhẹ mà thời gian lành có thể từ vài ngày đến vài tuần. Cháy nắng nhiều lần làm xuất hiện sớm các nếp nhăn sâu và gia tăng rủi ro ung thư da. Một khi tổn hại về da xuất hiện thì không đảo ngược được quá trình. Đó là lý do vì sao phòng tránh tốt hơn nhiều việc chữa trị.

Các bố mẹ cho các con đi nghỉ hè hãy nhớ áp dụng các biện pháp chống nắng cho mình và các con. Nếu có lỡ bị cháy nắng do mải vui thì tham khảo các xử lý khi bị cháy nắng dưới đây.


Cháy nắng nhẹ có thể điều trị tại nhà, nếu nặng và phồng rộp cần chăm sóc chuyên khoa. Cháy nắng có thể nhóm theo mức độ khác nhau
Mức độ thứ nhất: cháy nắng nhẹ làm đỏ và rát da
Mức độ thứ 2: da bị đỏ nghiêm trọng hơn và giộp nước
Mức độ 3: yêu cầu chăm sóc chuyên khoa; cần thăm khám bác sỹ nếu thấy phồng giộp, đau đầu, buồn nôn, ói mửa, hoa mắt chóng mặt hoặc đau nghiêm trọng.


Không có cách chữa trị nào với cháy nắng ngoài thời gian và sự kiên nhẫn. Các điều trị chỉ nhằm giúp cho việc kiểm soát triệu chứng trong lúc cơ thể tự chữa lành. Các gợi ý bao gồm:
• Uống nhiều nước vì bạn có thể mất nước khi bị cháy nắng
• Đắp khăn/gạc mát hoặc lạnh 1 cách nhẹ nhàng. Cũng có thể tắm nước mát.
• Tránh dùng xà phòng vì có thể làm rát da.
• Không dùng các loại bơ lên vùng da bị cháy.
• Hỏi dược sỹ về sản phẩm làm dịu cháy nắng. Chọn các biện pháp xịt tốt hơn là dùng kem bôi bằng tay.
• Không làm vỡ nốt phồng giộp. Cân nhắc việc băng các vết giộp bị ngứa để giảm rủi ro nhiễm trùng.
• Dưỡng ẩm da. Việc này không làm ngưng bong da nhưng sẽ giúp tăng cường ẩm cho lớp da mới phía dưới
• Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết.
• Không ra nắng cho tới khi hết hẳn các dấu hiệu cháy nắng.
• Kiềm chế để không cậy/bóc da. Hãy để cho các mảng da chết tự bong ra.
• Bôi kem khử trùng trên vùng da mới bị hở miệng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
• Bạn nên gặp bác sĩ hoặc tìm đến bệnh viện gần nhất nếu có các triệu chứng sau:
  1. Cháy nắng nghiêm trọng với các nốt phồng giộp sâu và đau
  2. Cháy nắng trên vùng da rộng
  3. Đau đầu
  4. Buồn nôn và ói mửa
  5. Sốt
  6. Hoa mắt chóng mặt hoặc thay đổi tình trạng tỉnh táo.
TỐT NHẤT NÊN PHÒNG CHỐNG CHÁY NẮNG..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét