Sống tại quốc gia nhiệt đới, người Việt có mức độ
tiếp xúc với ánh nắng cao. Tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D nhưng quá nhiều sẽ
gây cháy nắng, ko chỉ làm da rám sạm mà còn làm tăng nguy cơ ung thư da do sự
tiếp xúc quá mức bức xạ cực tím (UV) từ mặt trời. Kiến thức về chống nắng sẽ
giúp mình biết cách tiếp xúc ánh nắng hợp lý và vẫn đảm bảo thẩm mỹ và an toàn
cho da.
Nội dung này mình tìm đọc trên trang web chương trình SunSmart phòng chống ung thư da của Úc, quốc gia có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới và có mức bức xạ cực tím rất mạnh. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu sơ bộ về tia UV.
Nội dung này mình tìm đọc trên trang web chương trình SunSmart phòng chống ung thư da của Úc, quốc gia có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới và có mức bức xạ cực tím rất mạnh. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu sơ bộ về tia UV.
TIA
UV là gì?
UV
là từ viết tắt của bức xạ tử ngoại (cực tím) là loại bức xạ sinh ra từ mặt trời
và 1 số nguồn nhân tạo khác như giường hay buồng tắm nắng nhân tạo. Bức xạ tử
ngoại mặt trời là nguyên nhân chính gây cháy nắng, lão hóa sớm, tổn thương về mắt
và da dẫn tới ung thư da. Tuy nhiên đây cũng là nguồn vitamin D tự nhiên tốt nhất.
Không
giống như ánh sáng mặt trời có thể nhìn hoặc cảm nhận được nhiệt (bức xạ hồng
ngoại), chúng ta không nhìn hay cảm nhận được tia UV. Chính vì không cảm nhận
được, chúng ta sẽ không biết chúng đang gây hại cho da cho tới khi đã quá muộn.
Tia
UV được đo bằng Chỉ số tia UV của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). Chỉ số này từ
0 là mức thấp nhất đến 11+ là mức rất cao. SunSmart khuyến nghị sử dụng các biện
pháp chống nắng khi chỉ số UV từ mức 3 trở lên.
Mức
UV bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố về thời điểm trong ngày, thời điểm
trong năm, mức độ bao phủ mây, độ cao so với mặt biển, vị trí địa lý so với đường
xích đạo, mật độ và sự phản xạ. vì vậy chỉ số UV sẽ khác biệt nhiều theo vùng địa
lý và thời điểm trong ngày.
Ở
Việt Nam mình chưa biết có thể tìm chỉ số UV ở đâu giống như bản tin dự báo thời
tiết hàng ngày như ÚC, nhưng là một nước nhiệt đới và nắng nhiều, mình nghĩ mức
UV trong mùa hè/nóng của Việt Nam cũng không thấp. Mình và các con cũng đã từng
bị cháy nắng do chưa biết áp dụng hợp lý các biện pháp chống nắng nên những
khuyến nghị về chống nắng hữu ích với mình.
CÁC
BIỆN PHÁP CHỐNG NẮNG
.
Mặc quần áo chống nắng
.
Dùng kem chống nắng có độ SPF từ 30 trở lên
.
Đội mũ
.
Tìm nơi bóng mát
.
Đeo kính mắt chống nắng
TÁC
HẠI ĐẾN SỨC KHỎE CỦA QUÁ NHIỀU TIA UV
- Cháy nắng: ở bất cứ độ tuổi nào, dù nặng hay nhẹ cháy nắng đều có thể gây ra tổn thương da vĩnh viễn và không thể phục hồi; sau này có thể thành tiền đề ung thư da. Tổng số thời gian bạn tiếp xúc với tia UV trong đời, cùng với những lần cháy nắng nghiêm trọng sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư da.
- Tổn thương mắt: tiếp xúc tia UV có thể gây ra bỏng kết mạc, lóa và các tổn thương kết mạc và da quanh mắt.
- Lão hóa sớm: tia UV là nguyên nhân tới 80% vết nhăn nhỏ và vết nhăn sâu. Nó cũng là thủ phạm của chùng võng da, đổi màu da và làm da thô ráp.
- Dị ứng ánh sáng mặt trời: là hiện tượng nhạy cảm cao bất thường của da và mắt khi tiếp xúc với tia UV. Da dễ bị cháy nắng hơn làm gia tăng nguy cơ ung thư da.
Hãy
lưu ý tia UV chứ không phải sức nóng từ mặt trời. Tia UV không nhìn hay cảm
nhận được và có thể gây tổn hại cho da trong những ngày mát và nhiều mây
Nguồn tham khảo: http://www.sunsmart.com.au/uv-sun-protection/uv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét