Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Sự khác biệt giữa các định mức dinh dưỡng

Hiểu sự khác biệt giữa các định mức dinh dưỡng: Định mức khuyến nghị và định mức tối ưu

Bài viết của tác giả Tanner Gibb Technical Comm/Education Manager. Công ty Pharmanex

Bạn có phải là một trong số hàng triệu người muốn ăn lành mạnh nhưng lại thấy cuộc sống thật phũ phàng? Quá thường xuyên, việc thiếu các lựa chọn thức ăn lành mạnh với lối sống cuồng nhiệt làm cho việc ăn uống tối ưu về dinh dưỡng thật khó để đạt được.

Định mức tối ưu

Các điều tra dinh dưỡng gần đây cho thấy, hơn 90% người trưởng thành không dung nạp đủ mức vitamin D và E ở ngưỡng căn bản nhất; và hơn 50% người trưởng thành không đạt mức căn bản yêu cầu về vitamin A, Mg, và Canxi1. Các mức dinh dưỡng trên dựa trên EARs – nhu cầu dinh dưỡng bình quân ước tính, là mức dinh dưỡng thấp hơn mức dinh dưỡng khuyến nghị (RDA). RDA là mức khẩu phần dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của gần như toàn bộ các cá nhân khỏe mạnh trong 1 nhóm.

Vậy nếu chúng ta không đạt được mức dinh dưỡng bình quân ước tính EARs, thì hãy hình dung xem số người trong chúng ta đạt ngưỡng dinh dưỡng khuyến nghị RDA còn ít đến mức nào. Nhưng thậm chí, mức dinh dưỡng khuyến nghị RDAs không phải luôn được dùng làm ngưỡng tham khảo cho khẩu phần dinh dưỡng tối ưu. Rất nhiều các ngưỡng dinh dưỡng được chọn cho 1 số chất dinh dưỡng chỉ nhằm chống các dạng suy dinh dưỡng. Mặc dù các mức dinh dưỡng khuyến nghị RDA đưa ra chỉ dẫn giúp các hội/đoàn thể tránh các sự thiếu hụt, nhưng vẫn có sự khác biệt lớn giữa ngưỡng phòng chống thiếu hụt và ngưỡng đạt được tối ưu về dinh dưỡng. Rõ ràng, châm ngôn “càng nhiều càng tốt” có thể không đúng khi lạm dụng quá mức với việc dùng vitamin và khoáng chất, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp, ngưỡng dinh dưỡng cao hơn mức dinh dưỡng khuyến nghị lại đem lại các lợi ích nhiều hơn.

Định mức an toàn

Lấy một ví dụ thế này, khi nhìn vào mức giả thuyết về lượng vitamin C dung nạp vào cơ thể hàng ngày bao gồm: 1 chén (thể tích khoảng gần 250ml) quả dâu tây, 1 chén nước cam, 1 chén cà chua xắt nhỏ, 1 chén khoai tây xắt nhỏ, 1 chén rau diếp, để có 5 chén rau quả mỗi ngày (nhiều hơn nhiều mức bình quân về rau quả2). Chỗ thực phẩm đó cung cấp tổng số 277 mg vitamin C3. Mức này cao hơn 4 lần mức khuyến nghị hang ngày. 277 mg vitamin C có thể bị cảnh báo, nhưng khi thấy mức đó thấp hơn nhiều mức 2000 mg là ngưỡng dung nạp an toàn tối đa (UL) với Vitamin C, bạn có thể thấy rằng các ngưỡng khuyến nghị có lẽ thấp hơn đáng kể ngưỡng tối ưu dinh dưỡng với 1 số chất dinh dưỡng. Đây chỉ là 1 ví dụ, các phân tích tương tự có thể được thực hiện với những vitamin và khoáng chất khác.

Vậy chúng tôi, tại Pharmanex, sử dụng định mức dinh dưỡng để tạo ra công thức của sản phẩm LifePak như thế nào? Những yếu tố sau chúng tôi cân nhắc khi xác định liều lượng của mỗi thành phần trong sản phẩm dinh dưỡng căn bản đặc biệt này:
1. Chúng tôi rà soát các nghiên cứu khoa học về xác định mức dinh dưỡng tối ưu, các mức hỗ trợ các lợi ích về sức khỏe hơn là việc chỉ đơn thuần phòng tránh suy dinh dưỡng.
2. Chúng tôi xác định các thành phần dinh dưỡng điển hình từ thức ăn, đánh giá sự chênh lệch giữa khẩu phần ăn hàng ngày và ngưỡng dinh dưỡng tối ưu.
3. Chúng tôi cũng xem xét cả ngưỡng dinh dưỡng tối đa an toàn cho cơ thể, để cho các thành phần vitamin và khoáng chất từ thực phẩm bổ sung và từ các nguồn thức ăn không vượt quá giới hạn an toàn tối đa.

Chúng tôi cũng cân nhắc cả sinh khả dụng (bioavailability) và tính ổn định của mỗi thành phần dinh dưỡng, cũng như sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác nữa. Các khoa học gia về công thức sản phẩm của chúng tôi rà soát các nghiên cứu khoa học hiện hành để đưa ra được liều lượng trong mỗi công thức nhằm đạt được mức dinh dưỡng tối ưu. Nhưng LifePak không dừng lại ở vitamin và khoáng chất; chúng tôi còn đưa cả các thành phần dinh dưỡng thực vật (phytonutrient) được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng thường không có trong thành phần thực phẩm bữa ăn hàng ngày. LifePak là sản phẩm không chỉ là sản phẩm phòng chống thiếu hụt dinh dưỡng, đây là sản phẩm được thiết kế để đạt được mức dinh dưỡng tối ưu. Đừng chỉ bổ sung để chống thiếu hụt, hãy bổ sung để có sức khỏe tối ưu. ■

Danh mục tham khảo của bài viết:
1)      Fulgoni VL 3rd, Keast DR, Bailey RL, Dwyer J. Foods, fortificants, and supplements: Where do Americans get their nutrients? J Nutr. 2011 Oct;141(10):1847-54.
2)      Casagrande SS, Wang Y, Anderson C, Gary TL. Have Americans increased their fruit and vegetable intake? The trends between 1988 and 2002. Am J Prev Med. 2007 Apr;32(4):257-63.

3)      U.S. Department of Agriculture, Agricultural Research Service. 2014. USDA National Nutrient Database for Standard Reference, Release 27. Nutrient Data Laboratory Home Page, http://www.ars.usda.gov/ba/bhnrc/ndl. Retrieved online Dec. 21, 2014.


Chuyển ngữ: Hoàng Thị Thanh Thùy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét