Phân tử hydro có thể được dùng ở dạng xông (hít) [11], uống dung dịch hòa tan giàu hydro (như nước, đồ uống có hương vị, v.v.) [12], giải pháp thẩm tách (lọc máu) giàu hydro [13], truyền nước (muối) tĩnh mạch giàu hydro [14], phác đồ khu trú môi trường giàu hydro (như ngâm, tắm, kem bôi) [15], Chữa trị dùng bội áp [2], ăn uống các chất tạo hydro qua phản ứng với axit gastric trong dạ dày [15], ăn/uống carbohydrates không tiêu hóa như prebiotic để các vi khuẩn trong ruột sản xuất khí hydro [16], bơm trực tràng [17], và các phương pháp khác. [15].
Tính
chất lý hóa riêng biệt của hydro như kỵ nước, trung tính, kích cỡ, khối lượng
v.v. làm cho nó có các đặc tính phân phối siêu việt cho phép hydro thâm nhập
nhanh chóng qua các màng sinh học (như màng tế bào, máu não, nhau thai và hàng
rào tinh hoàn) và tiếp cận các cấu phần dưới mức tế bào (như ty thể, nhân tế
bào, v.v.) nơi nó có thể tạo ra các hiệu quả trị liệu [15].
Mặc
dù nhiều phòng mạch ở Nhật sử dụng việc truyền tĩnh mạch dung dịch muối biển
giàu hydro, biện pháp thông dụng nhất hiện nay là uống nước giàu hydro. Tính
chất dược động học của mỗi phương pháp vẫn đang được nghiên cứu, nhưng nó phụ
thuộc vào liều lượng, liệu trình và thời điểm. Một bài báo cáo đăng trên tạp
chí khoa học tự nhiên Nature’s Scientific [18] so sánh phương pháp xông
hít, uống và truyền với các nồng độ hydro khác nhau và cho thấy các hiểu biết
hữu ích cho việc áp dụng tại phòng khám. Dựa trên nhiều nghiên cứu, chúng tôi
tóm lược dược động học của phương pháp hít và uống.
Với
xông hít, hỗn hơp khí nồng độ 2-4% hydro là thông dụng do dưới ngưỡng bắt cháy,
tuy nhiên, vài nghiên cứu sử dụng hỗn hợp 66.7% H2 và 33.3% O2,
không độc và hiệu quả nhưng có thể bắt cháy. Xông/hít khí hydro đạt nồng độ cao
nhất trong máu (đỉnh plasma, đạt cân bằng theo định luật Henry) trong khoảng 30
phút, và sau khi ngừng xông hít quay lại ngưỡng so sánh ban đầu sau khoảng 60
phút.
Nồng
độ hòa tan hydro trong nước ở nhiệt độ và áp xuất môi trường tiêu chuẩn (SATP)
là 0.8 mM hay 1.6 ppm (1.6 mg/L). Để tham khảo, nước thông thường (như nước lọc,
đóng chai, v.v.) chứa ít hơn 0.0000002 ppm H2, thấp hơn rất nhiều
mức trị liệu. Nồng độ 1.6 ppm
dễ dàng đạt được bằng nhiều biện pháp (xem bài về phương pháp dùng), chẳng hạn đơn giản là bơm
khí hydro vào nước. Do phân tử H2 có khối lượng mol thấp (là 2.02g/mol H2 so
với 176.12 g/mol vitamin C), nên sẽ có nhiều hơn số phân tử hydro trong 1.6mg
liều lượng H2 so với số phân tử vitamin C có trong 100-mg lượng
vitamin C tinh khiết (tức là 1.6 mg H2 có 0.8 millimoles H2 so
với 100 mg vitamin C chỉ có 0.57 millimoles vitamin C).
Chu
kỳ bán rã của nước hòa tan hydro ngắn hơn các loại đồ uống có ga khác (như nước
uống có ga hay nước giàu oxi hòa tan), nhưng mức độ trị liệu có thể vẫn duy trì
đủ dài cho việc dễ tiêu dùng. Uống nước giàu hydro đạt nồng độ cao nhất trong
máu (đỉnh plasma) và trong nồng độ hơi thở trong thời gian từ 5-15 phút tùy
theo cách thức liều dùng (xem đồ thị). Sự gia tăng hydro trong hơi thở là một
dấu hiệu cho thấy hydro khuếch tán qua lớp dưới niêm mạc và đi vào hệ thống tuần
hoàn rồi bị thải ra tại phổi. Việc tăng nồng độ trong máu và hơi thở này quay
lại mức bình thường sau 45-90 phút tùy theo liều lượng sử dụng.
(Trích dẫn và dịch sang tiếng việt: Hoàng Thị Thanh Thùy. Tham khảo toàn bộ bài viết gốc tại link http://www.molecularhydrogenfoundation.org/hydrogen-emerging-medical-gas/ )
Danh mục tài liệu tham khảo trong phần trích dẫn
2. Dole,
M., F.R. Wilson, and W.P. Fife, Hyperbaric hydrogen therapy: a possible
treatment for cancer. Science, 1975. 190(4210): p. 152-4.
11. Hayashida,
K., et al., Hydrogen Inhalation During Normoxic Resuscitation Improves
Neurological Outcome in a Rat Model of Cardiac Arrest, Independent of Targeted
Temperature Management. Circulation, 2014.
12. Kawai,
D., et al., Hydrogen-rich water prevents progression of nonalcoholic
steatohepatitis and accompanying hepatocarcinogenesis in mice. Hepatology,
2012. 56(3): p. 912-21.
13. Nakayama,
M., et al., Less-oxidative hemodialysis solution rendered by cathode-side
application of electrolyzed water. Hemodial Int, 2007. 11(3): p. 322-7.
14. Sun,
H., et al., The protective role of hydrogen-rich saline in experimental liver injury
in mice. Journal of Hepatology, 2011. 54(3): p. 471-80.
15. Qian,
L., J. Shen, and X. Sun, Methods of Hydrogen Application. Hydrogen Molecular
Biology and Medicine. 2015: Springer Netherlands.
16. Nishimura,
N., et al., Pectin and high-amylose maize starch increase caecal hydrogen
production and relieve hepatic ischaemia-reperfusion injury in rats. Br J Nutr,
2012. 107(4): p. 485-92.
17. Senn,
N., RECTAL INSUFFLATION OF HYDROGEN GAS AN INFALLIBLE TEST IN THE DIAGNOSIS OF
VISCERAL INJURY OF THE GASTRO INTESTINAL CANAL IN PENETRATING WOUNDS OF THE
ABDOMEN. Read in the Section on Surgery, at the Thirty-ninth Annual Meeting of
the American Medical Association, May, 9, 1888, and illuistrated by three
experiments on dogs.". JAMA: Journal of the American Medical Association,
1888. 10(25): p. 767-777.
18. Liu,
C., et al., Estimation of the hydrogen concentration in rat tissue using an
airtight tube following the administration of hydrogen via various routes. Sci
Rep, 2014. 4: p. 5485.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét