Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Lưu ý chọn và dùng kem chống nắng

Lợi ích của kem chống nắng?


Theo Wikipedia, kem chống nắng giúp ngăn chặn u hắc tố và ung thư tế bào vảy, 2 dạng ung thư da phổ biến, trong khi có ít bằng chứng về lợi ích ngăn ngừa ung thư tế bào đáy. Một nghiên cứu năm 2013 kết luận việc dùng kem chống nắng chăm chỉ hàng ngày có thể làm chậm hoặc ngăn chặn tạm thời sự phát triển nếp nhăn và sự chùng võng da. Nghiên cứu thực hiện trên 900 người da trắng tại Úc và yêu câu 1 phần trong số họ dùng kem chống nắng phổ rộng hàng ngày trong vòng 4 năm rưỡi. Kết quả cho thấy những người đó có da đàn hồi và mượt mà hơn đáng kể những người chỉ áp dụng các thói quen cũ thường xuyên của họ.

Vậy rủi ro tiềm ẩn là gì?


Người ta lo ngại về các thành phần hóa học trong kem chống nắng có thể có hại khi dùng. Năm 2006, một nghiên cứu đánh giá sự an toàn của kem chống nắng do cơ quan quản lý các sản phẩm chữa bệnh Úc thực hiện đã kết luận: có bằng chứng trong thí nghiệm đơn nhất việc oxit kẽm và oxit titan trong kem chống nắng có thể dẫn đến việc tạo ra các gốc tự do khi có ánh sáng chiếu vào và có thể gây hại cho tế bào. Tuy nhiên, tác hại đó chỉ có thể xảy ra khi 2 chất này thâm nhập được vào các tế bào da còn sống khi dùng kem chống nắng. Bằng chứng thực tế hiện nay cho thấy các chất này chỉ ở trên bề mặt da và ở lớp tế bào chết ngoài cùng (tầng sừng) của da.

Người ta cũng lo ngại nguy cơ không đủ vitamin D cần thiết cho cơ thể nếu dùng kem chống nắng dài hạn do việc ngăn chặn tia UV tiếp xúc da, việc chống nắng mức độ vừa phải có thể giảm đáng kể việc tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, lượng vitamin D thỏa đáng có thể được tổng hợp chỉ cần việc tiếp xúc vừa phải ánh nắng với mặt, tay, chân; trung bình từ 5-30 phút 2 lần mỗi tuần mà ko bôi kem chống nắng. Da sẫm màu hơn, hoặc cường độ ánh sáng yếu hơn sẽ cần thời gian tiếp xúc ánh nắng lâu hơn.

Chọn kem chống nắng như thế nào?


Chọn loại kem chống nắng có độ SPF trên 30, khi đó da được lọc tới 97% tia UV, và hiệu quả với SPF 50+ là 98%. Da bị cháy nắng sau 1 thời gian tiếp xúc ánh nắng, khi nhận được lượng nhất định photons do tia UV chiếu vào, ví dụ 1 người bị cháy nắng sau 10 phút tiếp xúc ánh nắng khi không dùng kem chống nắng. Như vậy kem chống nắng SPF15 có thể bảo vệ người đó chưa bị cháy nắng cho tới 150 phút tiếp xúc ánh nắng trong cùng điều kiện. Cách diễn giải này đã làm nhiều người tưởng nhầm SPF càng cao thì 1 lần dùng sẽ có hiệu quả chống nắng càng lâu.


Độ SPF thể hiện mức độ lọc tia UV. Việc bảo vệ da khỏi tác hại tia UV hiệu quả trong bao lâu phụ thuộc vào đặc tính kem chống nắng còn tồn tại trên da và hoạt động mức độ nào. Mức SPF cao không có nghĩa sẽ bảo vệ hiệu quả da khỏi tia UV lâu hơn. Vì thế bạn cần nhớ LUÔN DÙNG LẠI kem chống nắng như hướng dẫn, thường SAU MỖI 2 GIỜ đồng hồ.

Độ SPF không cho biết kem chống nắng có bảo vệ da khỏi tia UVA, đó là lý do bạn cần lưu ý chọn loại kem chống nắng phổ rộng (broad spectrum) hoặc có ghi tính năng bảo vệ với cả tia UVA, UVB.
Trong trường hợp không có ghi chú về phổ rộng thì chỉ số PA sẽ là thông số cho biết bạn được bảo vệ như thế nào với tia UVA. Mức khuyến nghị là PA+++, với mức đó da được bảo vệ khỏi tia UVA cấp độ 8 cao hơn các cấp độ + và ++

Loại kem chống nắng ưa thích của mình


Trong hơn 2 năm nay, mình dùng kem chống nắng NuSkin sunright, trước đây là SPF35 PA+++, hiện nay là SPF50 PA+++  và chống thấm nước. Loại này mình dùng được cả mặt và cơ thể, dùng cho cả các con và mình cũng chỉ dùng loại này khi cả nhà đi nghỉ mát ở biển. Loại kem chống nắng này bảo vệ da khỏi UVA, UVB và tia hồng ngoại với công nghệ Heat Shock Protein tăng cường khả năng của da trong việc bảo vệ chống lại căng thẳng về nhiệt và tử ngoại. 

Cảm giác sau khi bôi trên da là bề mặt da khá tự nhiên, cảm giác da thông thoáng  và bề mặt không quá bóng nhờn. Ngoài ra còn có hướng dẫn về lượng dùng cho mỗi người theo ước lượng ngón tay rất tiện dụng để biết mình không dùng quá nhiều hay quá ít. Bạn nào quan tâm kem chống nắng này có thể nhắn tin riêng với mình.

Bản thân mình trước đây không thực sự hiểu rõ và áp dụng đúng chỉ dẫn về kem chống nắng, đặc biệt là không dùng lại sau mỗi 2 giờ đồng hồ hoặc sau khi bơi. Mình sẽ áp dụng triệt để mùa hè này và chia sẻ kết quả trải nghiệm để các bạn tham khảo.

Nguồn tham khảo https://en.wikipedia.org/wiki/Sunscreen#cite_note-11 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét