“Người ta tin rằng sự sống
bắt nguồn từ các chất hóa học căn bản được tạo ra từ các phản ứng gốc tự do mà
phần lớn được kích hoạt bởi bức xạ ion hóa từ mặt trời. Nghịch lý là: cũng vẫn phản
ứng tạo ra sự sống đó lại gây nên nhiều bệnh tật, sự lão hóa và cái chết.” – Tiến
sỹ Alok Bharti.
Đặc tính gốc tự do
Là phân tử có điện tử chưa
bắt cặp, vì vậy có mức độ hoạt động cao. Gốc tự do có tính chất không ổn định nhưng
có xu hướng trở nên ổn định bằng cách cho hoặc nhận thêm điện tử để trung hòa. Vì
thế nếu 2 gốc tự do đối dấu sẽ trung hòa lẫn nhau. Tuy nhiên nếu tương tác với phân
tử ổn định thì sẽ phát sinh nhiều gốc tự do hơn. Đặc tính này cho phép gốc tự do
tham gia các phản ứng chuỗi tự động xúc tác
để tạo ra nhiều hơn gốc tự do.
Các loại gốc tự do
- Gốc tự do oxi
- Gốc tự do lưu huỳnh
- Gốc tự do Các bon
- Gốc tự do ni tơ
Nguồn hình thành gốc tự
do
- Nguồn nội sinh: Từ quá trình trao đổi chất của cơ thể (chuyển hóa dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng hoạt động cơ thể, chuyển hóa các hóa chất đưa vào cơ thể…), quá trình thực bào, viêm
- Nguồn ngoại sinh: (bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại, siêu âm, hóa chất, khói thuốc, ô nhiễm môi trường…)
Vai trò của gốc tự do
trong hệ sinh học:
- Phản ứng xúc tác enzym (hỗ trợ quá trình trao đổi chất)
- Vận chuyển điện tử trong ty thể
- Truyền dấu hiệu tính trạng và biểu hiện gen
- Kích hoạt nhân tố sao chép nhân
- Gây tác hại oxi hóa cho phân tử, tế bào và mô
- Diệt vi trùng
- Gây lão hóa và bệnh tật
Mất cân bằng oxi hóa khi
quá nhiều gốc tự do không được trung hòa
- Là các tổn hại gây ra do gốc tự do, gốc tự do oxi hóa
- Tổn thương tế bào ở nhiều cấp độ: màng tế bào, proteins, DNA…dẫn tới tế bào chết, tổn thương mô, nhiễm độc tế bào…
- Giảm chất chống oxi hóa
Các bệnh do mất cân bằng
oxi hóa
- Ung thư
- Viêm/nhiễm
- Tổn thương do thiếu máu lưu thông
- Bệnh thoái hóa thần kinh
- Bệnh tim mạch
- Lão hóa
- Bệnh khác (như ngộ độc do thuốc/hóa chất… )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét